1. Mục đích, yêu cầu bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng
- Trang bị, cập nhật và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về quản lý kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán cho những đối tượng thuộc diện bồi dưỡng kế toán trưởng nhằm nâng cao năng lực quản lý kinh tế, tài chính, tổ chức công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và chỉ đạo thực hiện công việc kế toán trong đơn vị.
- Tiêu chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ tài chính, kế toán, kiểm toán và trình độ tổ chức công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán đối với đội ngũ kế toán trưởng trong nền kinh tế quốc dân.
Mẫu chứng chỉ kế toán trưởng ĐH Thương Mại |
2. Tiêu chuẩn học viên tham dự khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng
Người Việt Nam tham dự khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a/ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật
b/ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán như sau:
- Tối thiểu là 2 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán
- Tối thiểu là 3 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán
c/ Học viên tham gia khóa học phải nộp đơn xin học có xác nhận thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán của cơ quan đang công tác và bản photo có công chứng bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán.
Người nước ngoài có Chứng chỉ chuyên gia kế toán, Chứng chỉ hành nghề kế toán, Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học của các tổ chức nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận được tham dự khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng do đơn vị được Bộ Tài Chính chấp thuận được tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng cho người nước ngoài.
3. Nội dung chương trình bồi dưỡng kế toán trưởng
3.1. Kế toán trưởng hành chính sự nghiệp (192 giờ)
I – PHẦN KIẾN THỨC CHUNG: 68 giờ
- Chuyên đề 1: Pháp luật về kinh tế áp dụng cho các đơn vị thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước: 16 giờ
- Chuyên đề 2: Tổ chức quản lý dự toán, cấp phát, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN: 16 giờ
- Chuyên đề 3: Mở và quản lý tài khoản, kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nước: 08 giờ
- Chuyên đề 4: Tài chính các đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN: 20 giờ
- Ôn tập và thi Phần I: 08 giờ
II – PHẦN KIẾN THỨC NGHIỆP VỤ: 124 giờ
- Chuyên đề 5: Pháp luật về kế toán, tổ chức công tác kế toán, vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng: 24 giờ
- Chuyên đề 6: Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc: 16 giờ
- Chuyên đề 7: Kế toán đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN: 24 giờ
- Chuyên đề 8: Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đơn vị thu, chi ngân sách, đơn vị hành chính sự nghiệp: 24 giờ
- Chuyên đề 9: Phân tích báo cáo tài chính đơn vị thu, chi ngân sách, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN: 16 giờ
- Chuyên đề 10: Kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đơn vị thu, chi NSNN và đơn vị hành chính sự nghiệp: 12 giờ
- Ôn tập và thi Phần II: 08 giờ
3.2 Kế toán doanh nghiệp (288 giờ)
.I – PHẦN KIẾN THỨC CHUNG: 104 giờ
- Chuyên đề 1: Pháp luật liên quan đến doanh nghiệp: 24 giờ
- Chuyên đề 2: Quản lý tài chính doanh nghiệp: 20 giờ
- Chuyên đề 3: Pháp luật về thuế: 24 giờ
- Chuyên đề 4: Thẩm định dự án đầu tư: 12 giờ
- Chuyên đề 5: Quan hệ tín dụng, thanh toán và bảo lãnh giữa doanh nghiệp với Ngân hàng và Tổ chức tài chính: 16 giờ
- Ôn tập và thi Phần I: 08 giờ
II – PHẦN KIẾN THỨC NGHIỆP VỤ: 184 giờ
- Chuyên đề 6: Pháp luật về kế toán: 16 giờ
- Chuyên đề 7: Tổ chức công tác kế toán và vai trò, nhiệm vụ kế toán trưởng doanh nghiệp: 16 giờ
- Chuyên đề 8: Kế toán tài chính doanh nghiệp (kể cả kế toán đặc thù): 40 giờ
- Chuyên đề 9: Tổ chức kế toán quản trị doanh nghiệp: 36 giờ
- Chuyên đề 10: Báo cáo tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp: 40 giờ
- Chuyên đề 11: Kiểm toán và kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp: 28 giờ
- Ôn tập và thi Phần II: 08 giờ
3.3. Thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Thời gian toàn khóa: 6 tuần (kể cả thời gian thi, kiểm tra)
Kết thúc mỗi phần trong chương trình học phải tổ chức thi hết học phần trong thời gian tối thiểu là 120 phút.
Điểm kiểm tra chuyên đề hoặc thi hết học phần được chấm theo thang điểm 10 bậc. Bài kiểm tra, thi dưới 5 điểm là không đạt yêu cầu.
Chỉ những học viên bảo đảm tối thiểu 80% thời gian học tại lớp quy định cho mỗi chuyên đề mới được dự kiểm tra phần chuyên đề đó. Chỉ những học viên đạt mỗi bài kiểm tra chuyên đề hoặc thi hết cả hai học phần từ 5 điểm trở lên mới đạt yêu cầu khóa học.
Kết thúc khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng, căn cứ vào kết quả điểm bình quân của 2 phần hoặc điểm của 2 bài thi hết học phần (thi lần đầu) để đánh giá theo bốn loại:
- Loại giỏi: Điểm hai bài thi hết học phần hoặc 2 điểm bình quân đều đạt từ 9 đến 10;
- Loại khá: Điểm hai bài thi hết học phần hoặc 2 điểm bình quân có một điểm 7 và một từ 7 điểm trở lên;
- Loại đạt yêu cầu: Điểm hai bài thi hết học phần hoặc 2 điểm bình quân có một điểm 5 và một từ 5 điểm trở lên;
- Loại không đạt yêu cầu: Có ít nhất một bài thi hết học phần hoặc 1 bài kiểm tra chuyên đề dưới 5 điểm.
Học viên có quyền dự kiểm tra lại chuyên đề hoặc thi lại một trong hai bài thi hết học phần không đạt yêu cầu nhưng chỉ được dự thi lại một lần. Việc tổ chức kiểm tra, thi lại cho những học viên không đạt yêu cầu được thực hiện vào cuối khóa học.
Thời gian học:
Các khóa học được tổ chức định kỳ hàng tháng.
Tối các buổi thứ 2,4,6 hoặc 3,5,7
Địa điểm học:
Đại Học Thương Mại - 79 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Chứng chỉ:
Kết thúc khóa học, học viên được cấp chứng chỉ của trường Đại học Thương Mại theo ủy quyền của Bộ Tài Chính (Phôi chứng chỉ của Bộ Tài Chính) có giá trị 5 năm theo quy định hiện hành.
Học phí:
2.500.000đ/học viên (bao gồm tài liệu học tập)
Liên hệ:
Phòng đào tạo: 0947 82 3839 - Ms. Hải